Quán triệt phương châm công tác năm 2025: “Đoàn kết, Trách nhiệm, Kỷ cương, Liêm chính, Đổi mới, Vượt khó, Hiệu quả” theo Chỉ thị 06/2024/CT-CA ngày 12/12/2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và thực hiện theo Kế hoạch số 116/KH-TĐKT ngày 21/10/2024, Kế hoạch số 124/TA-TĐKT ngày 29/10/2024 với chủ đề năm 2025: “Cán bộ, công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm giải quyết ngay các loại vụ, việc đã thụ lý và giải quyết dứt điểm án tồn đọng trong năm thi đua 2024”, theo khẩu hiệu: “Đoàn kết, nổ lực đạt tất cả các chỉ tiêu công tác” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

TAND Bình Tân tổ chức chuyên đề: Rút kinh nghiệm án hủy, sửa trong 06 tháng đầu năm 2025 và nâng cao chất lượng giải quyết án cuối năm 2025
Rút kinh nghiệm kết quả giải quyết án trong 06 tháng đầu năm 2025 và nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc trong 06 tháng cuối năm, sáng ngày 08/4/2025 tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân đã tổ chức chuyên đề: Rút kinh nghiệm án hủy, sửa trong 06 tháng đầu năm 2025.
Trong 06 tháng đầu năm 2025, đơn vị đã giải quyết án đạt tỷ lệ 60,73%. Mặc dù, số vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024 (chiếm tỷ lệ 0.07%) nhưng với mục đích cầu thị, nhằm tiếp tục nhận diện các thiếu sót trong quá trình giải quyết, rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết án. Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Bình Tân đã tổ chức rút kinh nghiệm chung về án hủy, sửa trong 06 tháng đầu năm 2025.
Rút kinh nghiệm từ án hủy, sửa đồng thời đưa ra nhiều trao đổi, góp ý tập trung xoay quanh trình tự,
thủ tục, vướng mắc…trong công tác chuyên môn
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Phước - Chánh án và các đồng chí trong Ban lãnh đạo đã viện dẫn các Văn bản trao đổi chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt là của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như trường hợp Ngân hàng xác định tại thời điểm thế chấp có nhà đất nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cập nhật nên chỉ ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, trong quá trình giải quyết vụ án thì có phải đo vẽ hiện tranh nhà đất trên không (trong trường hợp bị đơn vắng mặt, không hợp tác) thì tại Giải đáp nghiệp vụ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 đã được giải đáp như sau: việc đo vẽ hiện trạng tài sản trên đất trong trường hợp này là cần thiết để xử lý tài sản thế chấp… Trong trường hợp đương sự ngăn cản đo vẽ thì Tòa án lập biên bản không tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ được (kết hợp đo vẽ), ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức cấm, buộc thực hiện hành vi (phải có yêu cầu của đương sự) để thực hiện việc đo vẽ… Nếu đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không được thì Tòa án vẫn tiến hành các thủ tục khác để xét xử theo thủ tục chung hay trường hợp trong vụ án hợp đồng tín dụng, có tài sản thế chấp là bất động sản do bị đơn đứng tên sở hữu nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (là chủ sở hữu trước) có yêu cầu độc lập là yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng bất động sản đã ký giữa bị đơn do trước đây chưa trả hết tiền hoặc có yêu cầu tranh chấp hợp đồng mượn nhà với bị đơn thì trong trường hợp này có thụ lý yêu cầu độc lập trong cùng vụ án để cùng giải quyết hay hướng dẫn đương sự khởi kiện một vụ án khác và tạm đình chỉ vụ án đã thụ lý chờ kết quả của yêu cầu độc lập thì tại Giải đáp nghiệp vụ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 cũng đã giải đáp như sau: Các yêu cầu trên có liên quan với nhau nên thụ lý giải quyết trong cùng một vụ kiện là cần thiết (nếu Tòa án khác đang thụ lý tranh chấp tín dụng phải tạm đình chỉ để chờ)… Ngoài ra, tại Hội nghị Ban Lãnh đạo của đơn vị cũng đã trao đổi, giải đáp nhiều tình huống thực tiễn trong quá trình giải quyết án.
Trong phần thảo luận, tập thể Thẩm phán, Thư ký đã đưa ra nhiều trao đổi mang tính lý luận lẫn thực tiễn xoay quanh những vấn đề: trình tự, thủ tục, vướng mắc… đối với các vụ việc hủy, sửa được rút kinh nghiệm. Thông qua đó, liên hệ với thực tiễn chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan, khách quan kiến nghị các biện pháp, hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mang lại hiệu quả cao trong giải quyết vụ án.
Các Thẩm phán trao đổi sôi nổi, đưa ra nhiều kiến nghị, cách làm hiệu quả…
nhằm nâng cao chất lượng giải quyết án trong 06 tháng cuối năm 2025
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số
“xác định là khâu trọng tâm đột phá năm 2025 và những năm tiếp theo” gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trong 06 tháng đầu năm 2025, đơn vị đã đơn vị đã thực hiện 7.246 lượt sử dụng, đặt 134 câu hỏi trao đổi chuyên môn, đặt 75 tình huống pháp lý và bình luận 1.480 lượt trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho phần mềm Trợ lý ảo của Tòa án.
Với những thành tích chuyển đổi số đạt được, Ban Lãnh đạo đơn vị cũng quán triệt, yêu cầu các cán bộ, công chức và người lao động đơn vị tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh tương tác Trợ lý ảo của Tòa án, đặt biệt là trao đổi tình huống chuyên môn, nghiệp vụ… để tận dụng tối đa phần mềm hỗ trợ các hoạt động hành chính – tư pháp, hoạt động tố tụng gắn với số hóa nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng giải quyết các vụ việc trong 06 tháng cuối năm 2025.
Chuyên đề: Rút kinh nghiệm án hủy, sửa – hạn chế thiếu sót, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm
trong nâng cao giải quyết các loại vụ việc
Kết thúc chuyên đề, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn và tồn tại trong 06 tháng đầu năm. Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức đơn vị phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra về các mặt công tác, giải quyết các loại vụ việc đảm bảo về số lượng, chất lượng, đặc biệt tập trung giải quyết án tồn, án tạm đình chỉ theo tinh thần của Chỉ thị 06/2024/CT-CA ngày 12/12/2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Kế hoạch số 116/KH-TĐKT ngày 21/10/2024 và Kế hoạch số 124/TA-TĐKT ngày 29/10/2024 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng cuối năm 2025. Đoàn kết, sáng tạo, chủ động, duy trì và giữ vững thành tích
“Tập thể lao động xuất sắc” nhằm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2025, hướng đến chuyển đổi số và xây dựng Tòa án nhân dân điện tử trong thời gian tới.
Thực hiện: Tòa án nhân dân quận Bình Tân.